Cách lắp cửa nhựa composite đang là mối quan tâm của nhiều gia đình cũng như các đơn vị thi công lắp đặt. Việc tiến hành lắp đặt cửa composite chính xác, đạt tiêu chuẩn sẽ không chỉ mang lại đầy đủ công năng sử dụng của cửa mà còn giúp kéo dài thời gian sử dụng. Do vậy, hãy cùng cửa Simba tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình lắp ráp nhé.
Contents
- 1 Quy Trình 7 Bước Chi Tiết Lắp Đặt Cửa Gỗ Nhựa Composite
- 1.1 Bước 1: Kiểm tra và đo lại kích thước ô chờ
- 1.2 Bước 2: Cố định tấm đệm vào ô chờ
- 1.3 Bước 3: Cố định khuôn cửa lên tường
- 1.4 Bước 4: Lắp bản lề lên cánh cửa, cố định cánh với khuôn
- 1.5 Bước 5: Lắp khóa cửa và các phụ kiện cửa khác
- 1.6 Bước 6: Lắp nẹp chỉ vào khung cửa
- 1.7 Bước 7: Vệ sinh, hoàn thiện bộ cửa nhựa composite
- 2 4 Sai Lầm Thường Gặp Trong Lắp Đặt Cửa Nhựa Composite
Quy Trình 7 Bước Chi Tiết Lắp Đặt Cửa Gỗ Nhựa Composite
Cách lắp cửa nhựa composite chi tiết được thực hiện khá nhanh và đơn giản. Tuy nhiên nhiều người lại thường bỏ qua một vài bước hoặc lắp ráp không chính xác khiến phần cửa composite dễ bị sai sót. Hiểu được điều đó, dưới đây là tổng hợp 7 bước lắp đặt chi tiết, bạn cùng tham khảo nhé:
Bước 1: Kiểm tra và đo lại kích thước ô chờ
Đầu tiên và đặc biệt quan trọng đó chính là việc tiến hành kiểm tra thật kỹ và chính xác kích thước ô tường (ô chờ). Quá trình này đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, kỹ lưỡng và chính xác bởi nếu có sai lệch về tỉ lệ kích thước ô chờ sẽ làm cho phần cửa không đạt đúng tiêu chuẩn, giảm tính thẩm mỹ.
Khi tiến hành kiểm tra và đo kích thước ô chờ bạn cần thực hiện theo từng bước nhỏ như sau:
- Bắt đầu kiểm tra và đo kích thước phần ô chờ đã hoàn thiện. Trong lúc đo, bạn cần đảm bảo phần ô chờ phải thẳng và cách đều nhau ở mỗi điểm.
- Sau đó, bạn tiếp tục đó chiều ngang và chiều cao của ô tường. Đối với chiều ngang bạn cần đo ít nhất là 3 điểm gồm điểm chính giữa, điểm ở phía trên và điểm ở dưới.
- Tiếp đến, sẽ đo kích thước chiều ngang và chiều cao của cửa composite:
- Chiều ngang = kích thước chiều ngang ô chờ – 10mm.
- Chiều cao = chiều cao của ô chờ – 10mm.
Bước 2: Cố định tấm đệm vào ô chờ
Sau khi hoàn thành bước kiểm tra và đo phần ô chờ, tiếp theo bạn nên cố định tấm đệm vào phần ô tường. Vật liệu của tấm đệm được làm từ composite gỗ nhựa cao cấp. Cố định tấm đệm sẽ giúp gắn kết chắc chắn phần khung cửa vào phần tường ô chờ có khả năng chống ẩm, chịu nhiệt và chịu được nhiều va chạm mạnh.
Bước 3: Cố định khuôn cửa lên tường
Tiếp đến, bắt đầu cố định phần khuôn cửa lên tường. Thanh khuôn cửa cần phải được đo tỉ mỉ, kỹ lưỡng và chuẩn xác theo kích thước, tỉ lệ cửa nhựa gỗ composite mà bạn muốn lắp đặt. Đặc biệt đối với những cánh cửa dành cho nhà vệ sinh, nhà tắm cần phải đặc biệt lưu ý cắt thêm phần chân khuôn dành cho bậc thềm đá.
Cuối cùng, tiến hành cố định kết nối phần khuôn cửa lên tường cùng với tấm đệm đã được gắn ở trước đó. Dựa vào tính chất và độ chắc chắn, kiên cố của tường ô chờ mà bạn sẽ có thể lựa chọn những loại đinh vít cố định khác nhau.
- Với những phần tường có độ chắc chắn và kết cấu ổn định: Sử dụng đinh bắn trực tiếp vào tấm đệm ô tường.
- Với những phần tường có độ chắc chắn, kết cấu thấp: Sử dụng vít nở D8x100.
- Với những phần tường sơn thạch cao: Sử dụng vít tự khoan kết hợp với khung thép gia cố định.
- Với những phần tường khung gỗ: Sử dụng đinh vít chuyên biệt bắn gỗ.
Bước 4: Lắp bản lề lên cánh cửa, cố định cánh với khuôn
Khi lắp bản lề lênh cánh cửa và đặc biệt đối với cửa đơn cánh thông thường thì bạn cần lắp 3 bản lề vào cánh. Kích thước lắp đặt bản lề lên cánh cửa của 3 bản lề lần lượt như sau: 250mm, từ trên cánh xuống là 750mm, từ dưới cánh lên là 250mm.
Sau khi lắp bản lề thì bắt đầu cố định cẩn thận phần khuôn cửa cùng với cánh cửa. Trong khi cố định bạn cần phải chú ý giữ khoảng cách trống giữa phần cánh cửa với sàn nhà là 5mm và phần cánh cửa với khuôn cửa là 3mm.
Bước 5: Lắp khóa cửa và các phụ kiện cửa khác
Sau khi tiến hành cố định chắc chắn phần bản lề, khuôn vào cánh cửa thì bạn cần chuẩn bị những phụ kiện cửa cần lắp như: ổ khóa cửa, tay khóa, củ khóa,… Cùng với những phụ cửa khác nếu như bạn có nhu cầu muốn bảo vệ tính an toàn như: mắt thần, chốt cửa.
Bước này bạn nên đo lường, tính toán phần lỗ khóa ở trên cánh cửa sao cho chính xác nhất. Bạn nên sử dụng phần lỗ khóa đã được khoan sẵn từ ở phía nhà sản xuất, nhà xưởng để có thể không bị sai lệch. Sau khi lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo đúng tỉ lệ thì bạn có thể tiến hành lần lượt củ khóa, ô khóa cửa, mặt cạnh khóa đến phần tay khóa trên cánh cửa.
Bước 6: Lắp nẹp chỉ vào khung cửa
Cố định cánh cửa bằng cách lấy phần nẹp chỉ gắn thật chắc vào khung cửa và bắt đầu đo lường và tính độ dài của thanh nẹp sau đó cắt một góc 45 độ. Sau đó, bạn tiến hành bước lắp nẹp chỉ theo các bước sau:
- Tiến hành lắp phần nẹp chỉ vào phần khuôn cửa thông qua phần chân gài nẹp.
- Để phủ những phần còn trống giữa phần tường và nẹp chỉ của khung cửa, bạn hãy sử dụng phần keo silicon vừa để làm trống kẽ hở vừa để làm tăng tính thẩm mỹ.
Lưu ý: Đối với những phần cửa nhà vệ sinh, nhà tắm bạn nên lắp thêm phần nẹp bó sát cùng với bậc thềm đá để có thể giữ chắc chắn và không bị kẽ hở.
Bước 7: Vệ sinh, hoàn thiện bộ cửa nhựa composite
Khi hoàn thiện tất cả các bước, bạn hãy nhớ kiểm tra tất cả các bước ở các vị trí xem còn kẽ hở, lỗ hỏng và thiếu soát nào không để có thể kịp sửa chữa nhé.
Nếu như không còn sai sót trong cách lắp cửa nhựa composite thì bạn có thể bắt đầu tiến hành lau chùi, dọn dẹp vệ sinh phần cánh cửa và khu vực xung quanh nhé. Bạn nên sử dụng khăn ướt cùng với nước sạch để có thể vệ sinh sạch sẽ hơn.
4 Sai Lầm Thường Gặp Trong Lắp Đặt Cửa Nhựa Composite
Cách lắp cửa nhựa composite có các bước không quá khó và phức tạp nhưng vẫn có nhiều trường hợp dễ mắc lỗi trong quá trình lắp ráp cửa. Dưới đây là 4 lỗi thường mắc phải khi tiến hành lắp đặt cửa nhựa composite:
- Sử dụng bọ bắt cửa kém chất lượng: Nhiều người hiểu nhầm rằng phần bọ bắt cửa chỉ là một phụ kiện phụ không quá quan trọng nên đã lắp thiếu số lượng, dùng bọ kém chất lượng. Điều này dẫn đến phần cửa có tiếng kêu cọt kẹt, bị lỏng lẻo ảnh hưởng đến chất lượng của phần cửa. Một bộ cửa tiêu chuẩn sẽ gồm có 10 bọ bắt cửa, có cấu tạo cứng cáp và khả năng bắt vít tốt.
- Bắt vít trực tiếp lên bề mặt khuôn cửa composite: Cách lắp cửa nhựa composite của nhiều thợ là thường bắt vít trực tiếp lên phần bề mặt của khuôn cửa. Điều này dẫn đến phần cánh cửa không đạt chuẩn khi tường trát cùng với đó là việc bắn vít trực tiếp sẽ gây mất tính thẩm mỹ cho toàn bộ cánh cửa.
- Tỉ lệ bắt bản lề và khuôn bọ không đều: Đây là lỗi thường xuyên gặp phải khi việc tính toán và chia tỉ lệ giữa bản lề và khuôn bọ không được đều. Thông thưởng một bộ cửa sẽ sử dụng 3-4 bản lề cùng với 10 con bọ cửa.
- Khe hở giữa mép cánh và khuôn cửa không chuẩn: Khe hở giữa mép cửa và khuôn cánh quá hở hoặc quá khít, lưu ý khoảng cách giữa mép cửa và khuôn cánh 4 đến 6mm. Nếu mép cửa quá hở thì khi đóng cánh khóa sẽ không chắc chắn; còn nếu mép cửa quá khít thì đóng mở cửa khó khăn; cửa không tự sập vào khi đẩy đóng cánh, lưỡi khóa bị mắc lại.
Simba Door vừa gợi ý và hướng dẫn cách lắp cửa nhựa composite chuẩn, chính xác giúp bạn có thể dễ dàng lắp đặt cửa một cách dễ dàng hơn. Với những hướng dẫn chi tiết cùng những lưu ý khi lắp đặt cửa, mong rằng bạn sẽ có thể tự mình thực hiện thành công nhé.