Cửa inox là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều gia đình Việt Nam. Các bạn sẽ dễ hàng thấy được những cánh cửa từ inox từ nhiều vị trí trong nhà từ cửa phòng ngủ, cửa phòng tắm và đặc biệt là cửa cổng. Ngoài ưu điểm vượt trội về khả năng chống chịu, hãy cùng Simba Door tìm hiểu thêm về loại cửa cổng inox này nhé!
Contents
Tìm Hiểu Cấu Tạo Cửa Inox
Inox, hay còn được biết đến với tên gọi là thép trắng hoặc thép không gỉ, là một loại hợp kim của sắt, thành phần trong inox có chứa 10,5% Crom giúp cho inox ít bị đổi màu hay ăn mòn so với các loại thép. Vì là hợp kim của sắt nên inox được hình thành dưới sự kết hợp của nhiều thành phần hóa học khác nhau, tạo nên những đặc tính khác nhau; các nguyên tố quan trọng tạo nên inox có thể kể đến như crom (Cr), nito (N), niken (Ni)…
Hiện nay, inox được ứng dụng nhiều để làm cửa. Về hình thức, cửa được làm từ inox sẽ có rất nhiều loại như cửa quay, cửa kéo, cửa xếp kéo, cửa xếp tự động,… Mỗi loại cửa đều sẽ có cấu tạo khác nhau để phù hợp với chức năng mà khách hàng yêu cầu, nhưng nhìn chung, chúng ta có thể kể đến các bộ phận cơ bản như khuôn cửa, khung cánh, bộ phận trám bít và các phụ kiện,…
Khuôn cửa
Khuôn cửa là bộ phận nằm giữa tường với khung cánh cửa, giữ vai trò cố định phần cánh cửa. Đối với các mẫu cửa inox đơn giản chỉ với 1 cánh thì khuôn cửa thường sẽ chỉ gồm một thanh ngang và hai thanh đứng. Số lượng thanh ngang và thanh đứng sẽ thay đổi dựa vào số lượng cánh cửa.
Loại inox thường được dùng cho khuôn cửa là inox dạng hộp với các kích thước tiết diện thường thấy như 50mm x 50mm, 30mm x 60mm, 40mm x 80mm, 60mm x 120mm… với độ dày khoảng 1.2mm hoặc 1.5mm. Tuy nhiên, các loại cổng nhà hoặc cửa xếp inox tự động thì sẽ không có khuôn cửa.
Khung cánh cửa
Khung cánh cửa là bộ phận bao quanh toàn bộ cánh cửa, bao gồm các thanh dọc đứng ở hai bên và các thanh nằm ngang ở trên, ở giữa và ở dưới. Phần phía bên trong khung cửa là bộ phận trám bít được làm từ inox hoặc kính.
Cũng giống với khuôn cửa, khung cánh cửa thường được các đơn vị thi công sử dụng inox dạng hộp để tạo hình, có chiều rộng trung bình từ 0.8 đến 1.4 cm và chiều dày từ 04 đến 0.45 cm. Các kích thước này sẽ thay đổi tùy thuộc vào kết cấu thực tế của ngôi nhà và yêu cầu cụ thể của khách hàng.
Bộ phụ kiện
Bộ phụ kiện của cửa cũng sẽ tùy thuộc vào loại cửa mà khách hàng sử dụng, bộ phần này thường được chia thành nhiều nhóm nhỏ, bao gồm:
- Bộ phụ kiện đóng mở: tay kéo (dùng cho những dạng cửa có trục quay ngang, thường được đặt ở vị trí thanh ngang trên hoặc thanh ngang dưới của cửa), bản lề, bánh xe lăn (đối với dạng cửa bằng inox trượt đẩy, xếp).
- Bộ phụ kiện liên kết: ê – ke và T, bật sắt, đinh vít…
- Bộ phụ kiện bảo vệ: tay nắm cửa.
- Bộ phụ kiện then khóa bao gồm: khóa cửa, then cài (đối với mẫu cửa một cánh).
Tùy theo loại cửa inox mà khách hàng lựa chọn, bộ phụ kiện cũng sẽ thay đổi trong quá trình thiết kế và thi công cửa.
Bộ phận trám bít
Bộ phận trám bít là một trong những bộ phận chính tạo nên tính thẩm mỹ cho hệ thống cửa inox, ngoài ra, đây còn là bộ phận bảo vệ, che chắn cho không gian phía sau cửa. Khách hàng có thể yêu cầu nhà cung cấp thi công bộ phận trám bít bằng các loại vật liệu các nhau như inox dạng tấm 304, inox dạng hộp, inox tròn, tấm kính cường lực,… tùy vào nhu cầu và khả năng chi trả của bản thân.
Dòng Cửa Inox Có Bền Không?
Hiện nay, cửa inox là một trong những loại cửa phổ biến hàng đầu, được rất nhiều khách hàng lựa chọn cho gia đình của mình. Để đưa ra quyết định có nên sử dụng dòng cửa inox hay không, các bạn hãy cùng Simba Door xem xét các ưu điểm và nhược điểm dưới đây.
Ưu điểm cửa Inox
- Độ bền cao: Với hàm lượng Crom khá cao trong thành phần, inox được bảo vệ khá chắc chắn, gia tăng khả năng chống ăn mòn bởi oxy trong không khí. Cửa inox cũng có khả năng chịu được ánh sáng cường độ mạnh và sự khắt nhiệt của thời tiết, vì vậy cửa inox thường được dùng làm cửa cổng. Thời gian sử dụng cửa inox cũng sẽ lâu hơn so với các dòng cửa sắt hay gỗ.
- Đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ: cửa inox có rất nhiều mẫu mã hiện đại, sự sáng bóng và dễ tạo hình giúp làm tăng sự sang trọng và hiện đại cho không gian sống.
- An toàn với người dùng và môi trường: inox có độ dẫn điện kém nên các sản phẩm cửa inox cũng rất an toàn cho người sử dụng. Inox còn được mệnh danh là “vật liệu xanh” bởi khả năng tái chế 100%, có thể tái chế vô hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng, vô cùng thân thiện với môi trường.
- Dễ bảo quản và vệ sinh: các dòng cửa inox thường rất dễ vệ sinh bằng các sản phẩm tẩy rửa thông thường. Vì inox khó bị gỉ nên khách hàng cũng không cần phảm bảo quản và vệ sinh quá nhiều khi sử dụng.
- Dễ thi công: Inox là vật liệu có trọng lượng nhẹ, vì vậy quá trình thi công lắp đặt cửa inox cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhược điểm cửa Inox
- Chi phí khá cao: Với rất nhiều ưu điểm về độ bền và tính thẩm mỹ, giá thành của inox cũng có phần nhỉnh hơn so với một số chất liệu khác.
- Màu sắc không được đa dạng: Sở hữu một bề mặt trơn bóng, vậy nên inox cũng rất khó ăn sơn, dẫn đến việc màu sắc của các dòng inox thường rất ít, không được đa dạng như các vật liệu khác như nhôm, sắt hay gỗ.
- Mẫu mã không hợp với nhiều kiến trúc: Hiện nay, nhờ vào việc áp dụng công nghệ nên việc tạo hình cho inox cũng đã đơn giản hơn, nhưng nhìn chung kiểu dáng cửa inox cũng không quá đa dạng, ít phù hợp với các kiến trúc thiên về cổ điển.
Ứng Dụng Cửa Inox Trong Thiết Kế & Thi Công Nhà
Những ưu điểm nổi trội của inox đã giúp vật liệu này được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công nhà ở. Hãy cùng tìm hiểu những cách ứng dụng cửa inox cho không gian sống của bạn:
- Cửa mặt tiền: Với các căn nhà có diện tích hẹp, không có sân và cổng đi riêng thì cửa inox sẽ là một sự lựa chọn phù hợp để bảo vệ căn nhà của bạn. Các loại cửa inox không chỉ được đảm bảo về tính thẩm mỹ, mà còn giúp không gian sống giữ được sự riêng tư và an toàn. Ở các nhà trọ hay trong các căn chung cư, của inox cũng thường được gia cố thêm bên ngoài lớp cửa kính hoặc gỗ để bảo vệ an toàn cho gia đình.
- Cửa phụ: Các căn nhà, biệt thự có sân vườn quá rộng thì sẽ thường được chủ nhà thi công thêm một cửa phụ để tạo lối đi, lối thoát hiểm khi có sự cố xảy ra. Vị trí cửa phụ thường được làm bởi cửa inox bởi sự chắc chắn, khả năng chịu khắc nhiệt cao.
- Cổng inox: Cổng inox với ưu điểm vượt trội về độ bền đã trở thành sự lựa chọn thay thế cho các loại cổng sắt. Các cổng inox thường nhẹ nên việc thi công sẽ dễ dàng hơn, phù hợp với các công trình dân dụng với lối thiết kế đơn giản nhưng vẫn sang trọng.
- Cửa inox dạng lưới: Cửa inox dạng lưới là một trong những loại cửa chống côn trùng hiệu quả, được nhiều gia đình tin tưởng sử dụng. Cửa inox dạng lưới cũng có đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cơ bản về độ an toàn, độ bền và tính thẩm mỹ, vậy nên loại cửa này cũng sẽ thích hợp cho các công trình như biệt thự, nhà vườn, ven biển…
Ngoài những ứng dụng được nhắc đến ở phía trên, cửa inox còn được dùng cho các vị trí như cửa sân thượng, cửa phòng ngủ, cửa phòng vệ sinh hay các loại cửa khác trong ngôi nhà, tính ứng dụng rất cao.
Cập Nhật Báo Giá Cửa Inox Mới Nhất
Cửa inox là một trong những loại cửa phổ biến nhất hiện nay, vì vậy giá thành của cửa inox cũng sẽ có phần cao hơn một chút so với các loại cửa thông thường khác. Giá thành của của inox cũng sẽ thay đổi dựa vào một số yếu tố như chất liệu, kích thước, kiểu dáng, loại cửa, vị trí thi công, xuất xứ và đơn vị thi công. Các bạn có thể tham khảo qua bảng báo giá cửa inox dưới đây:
Tên sản phẩm | Kiểu inox | Loại inox | Độ dày inox | Đơn giá (VNĐ/m2) | Kèm theo |
Cửa cổng Inox | Inox hộp 20 x 40 | 201 | 1.2 | 2.900.000 | |
1.5 | 3.400.000 | ||||
304 | 1.2 | 3.600.000 | |||
1.5 | 4.100.000 | ||||
Cửa inox chia ô | Inox hộp 40 x 40 | 201 | 1.2 | 2.700.000 | Kính cường lực 8mm |
1.5 | 3.100.000 | ||||
304 | 1.2 | 3.400.000 | |||
1.5 | 3.800.000 | ||||
Khung bảo vệ cửa sổ inox | Inox hộp 40 x 80 | 201 | 1.2 | 700.000 | |
304 | 900.000 | ||||
Cửa sổ inox | Inox hộp 40 x 80 | 201 | 1.2 | 2.700.000 | Kính cường lực 8mm |
1.5 | 3.000.000 | ||||
304 | 1.2 | 3.400.000 | |||
1.5 | 3.800.000 |
Tổng Hợp Các Mẫu Cửa Inox Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay
Cửa inox có tính ứng dụng cao, dùng được cho nhiều vị trí trong ngôi nhà. Sau đây, Simba Door sẽ giới thiệu đến với các bạn những mẫu cửa inox đơn giản nhưng được ưa chuộng nhất.
Mẫu cửa Inox 1 cánh đẹp
Mẫu cửa inox 1 cánh sẽ phù hợp với các không gian cửa nhỏ, giúp che chắn kín đáo, an toàn và sang trọng. Tuy chỉ là một cánh, nhưng loại cửa inox này vẫn có thể được thiết kế dưới dạng mở quay, dạng kéo xếp hay dạng kéo tự động… giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Mẫu cửa Inox 2 cánh đẹp
Các mẫu cửa được làm từ inox 2 cánh đẹp thường được thiết kế với dạng họa tiết đối xứng, giúp không gian trông nghệ thuật hơn. Vậy nên kiểu cửa này có thể sử dụng cho các căn nhà hiện đại, tạo điểm nhấn đẳng cấp và sang trọng cho ngoại thất của ngôi nhà.
Xem thêm bài viết: [TOP 15+] Mẫu Cửa Inox 2 Cánh Đẹp, Đơn Giản Mà Hiện Đại
Mẫu cửa Inox 4 cánh đẹp
Mẫu cửa từ inox 4 cánh đẹp là mẫu cửa dành cho các gia đình có mặt tiền nhà rộng rãi, phù hợp với các công trình dân dụng là nhà mặt phố. Các loại cửa được làm từ inox 4 cánh thường được thiết kế kín để đảm bảo an toàn và sự riêng tư trong sinh hoạt. Nhưng với những cải tiến hiện đại trong mặt thiết kế, các mẫu cửa bằng inox 4 cánh vẫn có những khoảng trống đều nhau, giúp không gian bên trong có thể thông thoáng hơn.
Tham khảo thêm các mẫu cửa: [TOP 15+] Mẫu Cửa Inox 4 Cánh Đẹp, Xu Hướng Mới Nhất Hiện Nay
Qua bài viết trên, Simba Door đã cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản của dòng cửa inox. Với nhiều ưu điểm vượt trội, tính ứng dụng khá cao, đa dạng mẫu mã và giá thành hợp lý, cửa từ inox là một sự lựa chọn hợp lý cho rất nhiều gia đình. Nếu thấy ưa thích mẫu mã cửa thiết kế từ inox nào thì hãy liên hệ ngay với Simba Door để được tư vấn rõ hơn nhé!